Các Phụ Huynh Giờ Đây Đã Nhận Ra Công Việc Dạy Học Vất Vả Như Thế Nào!

Mọi thứ thay đổi nhanh chóng như thế nào? Nếu như vào trước tháng 3, người ta còn không chắc chắn liệu các trường học có bị đóng cửa vì virut Corona hay không? (mặc dù một số nơi và một số người đã bị nhiễm bệnh hoặc bắt buộc phải tự cách ly). Nhưng đến ngày hôm nay, chúng ta đã trải qua một kì nghỉ rất dài, thậm chí là là nhất từ trước đến nay. Học sinh phải làm quen với việc học online thay vì đến trường, giáo viên phải thích nghi với việc tương tác với học sinh trên không gian mạng. Và quan trọng nhất, phụ huynh phải học cách ở nhà cùng con một cách “hòa bình” và “tích cực”.

Hàng ngàn giáo viên phải làm việc ở nhà, giải quyết công việc qua email, dạy các bài học trực tiếp qua các phần mềm như Zoom, giao bài tập cho học sinh, đánh giá kết quả, hỗ trợ những học sinh kém,… nếu như công việc giảng dạy bình thường của giáo viên đã vất vả thì việc dạy học online còn vất vả hơn nhiều lần (chưa kể việc học sinh không có mạng internet hoặc không có các thiết bị như điện thoại hay máy tính để truy cập). Trên truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng, người ta thường nói nhiều đến các bác sĩ và các tình nguyện viên như những người ở tuyến đầu chống dịch với những nỗ lực, đóng góp của họ. Nhưng dường như, các giáo viên không được đánh giá cao cho lắm. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, giáo viên bị coi là những người “nhàn rỗi” vì không phải đến trường, không phải làm việc, không phải dạy học sinh trực tiếp,…

Đáng buồn thay, những suy nghĩ như vậy vẫn còn tồn tại ngay trong hệ thống giáo dục của chúng ta. Đôi khi, nó tồn tại cả trong quan điểm của các lãnh đạo trường học và đội ngũ quản lý giáo dục. Khi mà, các hiệu trưởng luôn đòi hỏi các giáo viên phải đảm bảo chất lượng dạy học giống như bình thường. Khi mà các cấp quản lý vẫn luôn nói rằng “việc dạy online mang lại kết quả tốt”. Khi mà phụ huynh liên tục phàn nàn về việc con họ không chịu học bài, rồi việc dạy học online không hiệu quả hay họ không biết làm sao để con họ có thể vượt qua được các kì thi,…

Virut Corona: Phụ huynh thay đổi thái độ và cách đánh giá của họ đối với giáo viên

Ngược lại, giáo viên đã nhận được những dấu hiệu thay đổi từ phụ huynh trong cuộc khủng hoảng này. Khi phụ huynh bị buộc phải giữ con ở nhà và cố gắng cùng con tiếp tục công việc học tập, họ đột nhiên nhận ra việc dạy học khó khăn đến thế nào.

Phải nói rằng, đối với hầu hết các bậc cha mẹ, quãng thời gian này là một trải nghiệm khó khăn. Như một phụ huynh đã viết trên trang cá nhân: “Sau 1 tuần làm việc với một đứa trẻ bảy và chín tuổi, sự ngưỡng mộ của tôi đối với các giáo viên tiểu học là vô cùng lớn … Việc giữ cho những đứa trẻ ở tuổi đó tập trung hoàn toàn và giao việc mà chúng chịu làm …. là điều thực sự đáng kinh ngạc.”

Một phụ huynh khác thì cho rằng: “Sau 30 phút cố gắng dạy cho đứa con sáu tuổi của mình, tôi nghĩ tất cả các giáo viên nên được trả 1 triệu bảng mỗi năm”.

Còn một người khác dẫn lời một cô con gái chín tuổi đã viết: “Hiện tại chúng con đang phải ở nhà và được dạy bởi những giáo viên tồi tệ, không đủ tiêu chuẩn”. Phụ huynh đó nói thêm: “nó đang ám chỉ tôi, mặc dù tôi đang cố gắng hết sức.”

Điều này đã được lặp lại trong một bài tiểu luận của một học sinh Lớp 8: “Tình trạng phong tỏa này thật là khủng khiếp. Tôi đã quá chán nản và cảm thấy chán ngấy rồi … Việc nghỉ học tệ hơn tôi tưởng: tôi ước mình được trở lại trường. Tôi có khối lượng công việc khổng lồ phải làm.

Tôi không nghĩ rằng cuộc khủng hoảng này sẽ khiến các thầy cô của tôi được trả lương cao hơn, nhưng tôi có thể hy vọng rằng sau kì nghỉ này, tôi cảm thấy tôn trọng hơn đối với các thầy cô giáo và trường học”.

Quả thực, dịch bệnh đã làm thay đổi thái độ của rất nhiều phụ huynh và các nhà hoạch định chính sách – những người luôn cho rằng dạy học là công việc dễ dàng. Chúng ta kì vọng rằng, trong tương lai khi học sinh quay trở lại trường học, nhịp sống trở lại bình thường, phụ huynh sẽ duy trì được sự thấu hiểu, tôn trọng và hỗ trợ giáo viên nhiều hơn trong công việc.

Bernard Trafford

Táo Giáo Dục dịch

Đăng ký nhận tư vấn học thử miễn phí

Đăng ký học thử miễn phí